-
-
-
Tổng tiền thanh toán:
-
Kích ứng mỹ phẩm: nguyên nhân và cách điều trị
Trong mỗi cuộc đời của các cô nàng mới bước chân vào con đường skincare, chắc hẳn sẽ có ít nhất một vài lần chúng ta bị dị ứng, kích ứng khi mua một sản phẩm mới về.
Chúng ta đang hân hoan cảm xúc và không thể chờ đợi lâu hơn nữa để sử mỹ phẩm yêu thích, nhưng trớ trêu thay khi bôi lên thì làn da lại phản ứng tiêu cực bằng các triệu chứng như ngứa ngáy, rát da hay đặc biệt nổi các đốm mẩn đỏ.
Hoặc đối với các nàng đã có kinh nghiệm trong việc sử dụng mỹ phẩm, chúng ta muốn nâng level chăm sóc da qua các dòng sản phẩm trị mụn chuyên sâu như Retinol, AHA/BHA hay các sản phẩm làm trắng da có chứa Vitamin C,... thì sẽ có những bạn xảy ra kích ứng ngay, đôi khi cũng có những người khoảng một tuần sau da mới bắt đầu kích ứng.
Vậy làm thế nào để có thể chuẩn đoán, phân biệt được các thể loại kích ứng và điều trị chúng ra sao để có thể sử dụng mỹ phẩm một cách an toàn nhất. Hãy cùng nhà Secret Key chúng tớ tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguyên nhân gây ra kích ứng da
1. Các sản phẩm có độ PH quá thấp hoặc quá cao
Với các nàng khi mới bắt đầu sử dụng retinol, chúng ta thường bỏ qua giai đoạn làm quen sản phẩm mà đi thẳng vào sử dụng sản phẩm với nồng độ 2% (một trong những nồng độ gần như tối đa đối với sản phẩm bôi lên da), thì khi làn da của chúng ta chưa quen với các hoạt chất mạnh mẽ đó, chúng sẽ phản ứng lại và phát sinh ra các kích ứng không mong muốn cho làn da.
Đối với các sản phẩm có nguồn gốc từ Vitamin C: Vitamin C có nhiều sản phẩm nồng độ lên đến 23% (độ pH quá cao), dẫn đến nguy cơ kích ứng cực kỳ cao.
2. Nguyên nhân do mất nước
Các sản phẩm có khả năng hút ẩm một cách ồ ạt cũng có nguy cơ gây ra kích ứng da, ví dụ như: Vitamin C hay AHA/BHA nồng độ cao.
Cơ chế hoạt động cùa chúng là hút nước và các phân tử nước về phía mình. Khi nó hút nước thì da chúng ta (đặc biệt là lớp thượng bì) không còn được cung cấp nước nữa. Khi da không đủ nước thì sẽ dẫn đến tình trạng kích ứng, bởi khi da khô, làn da sẽ trở nên bong tróc, hàng rào bảo vệ da sẽ suy yếu và tạo ra các khe hở, lỗ trống cho vi khuẩn và chất bụi bẩn thâm nhập vào trong cơ thể.
3. Những sản phẩm có gốc acid:
Những sản phẩm có gốc acid thì có rất nhiều loại, không chỉ AHA/BHA, Vitamin C mà còn có Hyaluronic acid, L-ascorbic acid, Azelaic acid và Retinol. Cơ chế của chúng vừa có độ pH thấp, vừa có khả năng hút ẩm tốt nên nguy cơ gây kích ứng cho da rất cao kể cả các loại acid nhẹ nhất. Vì thế chúng ta cần phối hợp với các sản phẩm chăm sóc da hàng ngày để hạn chế nguy cơ kích ứng mức tối đa nhất nhé.
4. Chất bảo quản trong sản phẩm (Paraben):
Paraben là tên gọi chung của nhóm các dẫn xuất gồm các chất bảo quản hóa học được sử dụng rộng rãi nhất trong các chất bảo quản trong mỹ phẩm. Các phản ứng ester hóa acid p-hydroxybenzoic sản sinh ra các Paraben trong mỹ phẩm.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: mỹ phẩm có chứa nhiều Paraben có thể gây kích ứng cho người tiêu dùng thuộc da nhạy cảm, dễ bị dị ứng.
Mặt khác, một loại thuộc dẫn xuất của Paraben là Methylparaben trong mỹ phẩm khi thoa lên da tác dụng với tia UVB. Đây là một tia trong ánh sáng mặt trời dẫn hiện tượng cháy nắng và làm thay đổi màu da. tăng khả năng lão hoá da và tổn thương đến phần tử DNA. Đây là nguyên nhân dẫn đến giảm khả năng đề kháng của da và có nguy cơ dẫn đến ung thư da.
II. Cách ngăn ngừa và hạn chế kích ứng mỹ phẩm
Đầu tiên bạn không nên sử dụng những loại mỹ phẩm quá hạn hoặc không rõ nguồn gốc. Bên cạnh đó, việc thử trước phản ứng lên tay là điều vô cùng quan trọng, nhất là những sản phẩm mới dùng lần đầu. Mẹo nhỏ: bạn có thể thoa một ít mỹ phẩm vào vùng da ở mặt trong cánh tay và theo dõi 24-48 tiếng. Nếu qua thời gian thử mà da vẫn không có dấu hiệu ngứa, nổi ban hồng, mụn nước thì đây là sản phẩm bạn có thể sử dụng được.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên xác định loại da trước khi đầu tư mỹ phẩm cho mình. Vệ sinh dụng cụ trang điểm thường xuyên và tránh dùng chung mỹ phẩm với người khác cũng là lời khuyên không bao giờ thừa với các tín đồ làm đẹp. Nếu các nàng không may bị kích ứng da, thì đừng lo lắng mà hãy tham khảo các biện pháp xử lý dưới đây nhé.
III. Hai thể loại kích ứng phổ biến
1. Kích ứng cấp tính:
Kích ứng cấp tính là trường hợp là da phản ứng ngay sau khi sử dụng các sản phẩm dưỡng da không phù hợp. Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất đó là cảm giác ngứa, mẩn đỏ hoặc da khô bong tróc.
Cách xử lý khi da bị kích ứng
Nên dừng sản phẩm ngay lập tức và dừng trong khoảng 2-4 ngày. Đến khi da chúng ta không còn kích ứng nữa thì thôi. Trong ngày hôm đó cũng nên hạn chế các chất tẩy rửa da mặt như AHA/BHA hay các loại sữa rửa mặt dạng Scrub có hạt. Vì khi đó da các nàng vẫn còn đang mẫn cảm, nếu chúng ta tẩy rửa mạnh quá thì sẽ chỉ làm tình trạng da ngày càng tồi tệ hơn thôi. Thay vào đó chúng ta nên dùng nước muối sinh lý để rửa hoặc đắp mặt nạ vì chúng cực kỳ hiệu quả trong việc làm dịu da.
Nếu chúng ta bị nặng hơn (không phải chỉ mỗi ngứa, mẩn đỏ mà đỏ rực lên, cảm giác nóng rát, châm chích toàn da mặt) thì có thể cân nhắc sử dụng thuốc bôi chứa corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ có chuyên môn.
Kích ứng mãn tính:
Kích ứng mãn tính là trường hợp kích ứng xảy ra nhiều lần do cơ địa cơ thể dễ kích ứng và nhạy cảm đối với các sản phẩm dưỡng da. Dấu hiệu nhận biết cũng giống như kích ứng cấp tính đó là cảm giác ngứa, mẩn đỏ hoặc da khô bong tróc.
Cách xử lý khi da bị kích ứng mãn tính:
Điều quan trọng nhất các nàng cần nhớ đó là chúng ta cần phục hồi và nâng thể trạng da mình lên. Tăng cường bằng cách dùng các loại dưỡng ẩm dịu nhẹ cho da và ngưng sử dụng các sản phẩm gây kích ứng.
Hi vọng với bài viết trên, nhà Secret Key chúng tớ có thể giúp các nàng có thêm nhiều kiến thức về việc xử lý khi làn da bị kích ứng với các sản phẩm dưỡng da nhé. Chúc các cô gái của chúng ta mãi xinh đẹp rạng ngời tuổi 20!
Hà Vi.