Mách bạn cách phân biệt các loại mụn thường gặp

Mụn có lẽ là một kẻ thù truyền kiếp đối với những người yêu cái đẹp. Tuy nhiên, bạn đã thực sự hiểu rõ về kẻ thù của mình? 

Bạn có biết mụn có rất nhiều loại khác nhau và cũng cần có cách xử lý và điều trị khác nhau. “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” vậy nên chúng mình cần phải hiểu rõ bản chất của từng loại mụn khác nhau từ đó có cách biện pháp chữa trị và phòng tránh hiệu quả. Bây giờ, bạn hãy cùng SecretKey tìm hiểu và phân biệt các dạng của kẻ thù đáng ghét này nhé!

Phân biệt các loại mụn thường gặp

I Mụn là gì?

Mụn là một bệnh lý về da liễu. Do các tác nhân khác nhau mà khiến lỗ chân lông bị bít kín. Tạo nên tình trạng các khối u xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, bả vai,...

Mụn thường được hình thành cách mạnh mẽ chủ yếu ở giai đoạn cơ thể thay đổi hàm lượng nội tiết tố quá mức. Cụ thể như các bạn mới bước vào tuổi dậy thì hay trong thời kỳ kinh nguyệt và cả trong quá trình mang thai. Ngoài ra cũng có những nguyên nhân chủ quan khác khiến da bị nổi mụn có thể kể đến như: da không được làm sạch đúng cách, sử dụng mỹ phẩm bị kích ứng. Và các thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày cũng là điều kiện để mụn phát triển.

Mụn là một bệnh lý về da liễu là tình trạng các khối u xuất hiện ở các vị trí như mặt, lưng, bả vai,...

II Phân biệt các loại mụn

Tuy mụn đều có những đặc điểm cơ bản như đã nói ở trên. Nhưng chúng có nhiều biến thể khác nhau tùy thuộc vào các tác nhân cụ thể. Vậy nên chúng ta hãy cùng nhau phân biệt các loại mụn này để có cách điều trị phù hợp nhé.

1. Mụn bọc

Mụn bọc là loại mụn dễ nhận biết nhất. Chúng có kích thước to gấp 3-4 lần mụn bình thường. Bên trong mụn còn chứa máu và mủ. Đây là loại mụn gây đau nhức, chúng thường sẽ tái đi tái lại cùng một vị trí nếu như không được chữa trị tận gốc. Trên khuôn mặt, mụn bọc thường xuất hiện chủ yếu ở vùng má và cằm. 

Có 2 nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện mụn bọc trên da:

  • Đầu tiên, do hệ bài tiết bị rối loạn dẫn đến tình trạng gan và thận hoạt động kém hiệu quả. Từ đó ảnh hưởng đến chức năng tiết bã nhờn. Tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến da mặt luôn trong tình trạng bóng nhờn và nhiều dầu. Dầu thừa trên mặt quá nhiều sẽ dẫn đến việc bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho mụn hình thành. 
  • Thứ 2 là lối sống sinh hoạt không lành mạnh. Chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ và luôn trong trạng thái căng thẳng cũng dần dẫn đến tình trạng của rối loạn nội tiết, suy giảm chức năng của thận và gan. 

Để hỗ trợ trong việc phòng tránh mụn bọc, chúng ta nên thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và giữ cho tâm trạng luôn thoải mái. 

Đối với mụn bọc, chúng ta có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị như: Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, benzoyl peroxide loại bỏ bã nhờn và tế bào chết trên da, retinoids: là chất dẫn Vitamin A, giúp làm thoáng lỗ chân lông và kháng khuẩn.

2. Mụn đầu đen

Mụn đầu đen thường xuất hiện tại má và vùng cánh mũi

Mụn đầu đen là loại mụn phổ biến và dễ nhận biết nhất. Hầu hết mọi người chúng ta đều bị mắc phải. Chúng có thể xuất hiện bất cứ đâu trên khuôn mặt. Mụn chấm li ti màu đen, không gây đau nhức, sưng đỏ. Sở dĩ chúng ta thường dễ nhận biết, vì đầu mụn thường trồi lên trên bề mặt da gây nên lỗ chân lông to và sần sùi. 

Nếu không chăm làm sạch sâu và chăm sóc da kỹ lưỡng. Mụn đầu đen sẽ càng ngày càng lan rộng ra. Gây mất thẩm mỹ và cũng khiến chủ nhân mất tự tin khi giao tiếp. Hơn nữa, nếu để lâu không xử lý và điều trị mụn còn có thể nằm sâu dưới da và nhìn giống nốt ruồi. Khi đó rất khó để xóa bằng thuốc hay các phương pháp tại nhà. Mà phải nhờ đến sự can thiệp của công nghệ cao mới có thể xóa được.

Đối với loại mụn này chúng mình có thể sử dụng các loại kem bôi có chứa các thành phần như axit salicylic và benzoyl peroxide để kháng khuẩn. Đồng thời sử dụng thêm các loại vitamin A như tretinoin, tazarotene và adapalene để  ngăn chặn sự tắc nghẽn lỗ chân lông và thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da.

3. Mụn trứng cá

Khi chúng ta bước vào giai đoạn dậy thì, mang thai. Hay phổ biến hơn là sống và làm việc trong môi trường ô nhiễm. Thì đó là thời cơ tốt để mụn trứng cá phát triển. Các khối mụn trứng cá lúc đầu chỉ là những mụn nhỏ li ti, hơi sần, sờ vào cảm thấy hơi cộm. Càng về sau kích thước mụn sẽ tăng dần và khiến vùng da xung quanh có biểu hiện sưng tấy. Và cuối cùng là tạo thành mụn bọc có mủ trong nhân mụn. 

Đối với loại mụn này chúng mình nên có những điều chỉnh phù hợp ngay từ ban đầu. Càng để lâu các triệu chứng càng nặng hơn cũng như khí điều trị hơn.

Khi thấy các dấu hiệu xuất hiện của mụn cám bạn hãy chú tâm vào làm sạch da mình hơn. Kết hợp với các phương thức để cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho da như đắp mặt nạ, xông mặt,... Nhờ vậy mà làn da sẽ được thông thoáng và se khít lỗ chân lông và hạn chế các tác nhân gây mụn.

4.Mụn ẩn

Mụn ẩn được xem là loại không gây mất thẩm mỹ nhất. Vì chúng chỉ có thể được nhận biết khi quan sát ở khoảng cách gần hay dùng tay để cảm nhận.

Đây là loại mụn không có nhân, nằm sâu dưới bề mặt da, chỉ hơi nhô lên tạo thành những vùng da sần sùi. Mụn ẩn không gây đau nhức cho vùng da bị nổi mụn. Tuy nhiên chúng lại không mọc riêng lẻ mà thường theo cụm và càng ngày càng lan rộng ra các vùng xung quanh. Mụn ẩn sẽ thường xuất hiện nhất tại 3 khu vực là trán, má và cằm. 

Nguyên nhân làm cho mụn ẩn xuất hiện nhiều nhất khi bạn quá lạm dụng đồ trang điểm,vệ sinh da không đúng cách hoặc bị  kích ứng mỹ phẩm. Khi thấy mụn ẩn xuất hiện điều đầu tiên cần kiểm tra lại chính là quy trình chăm sóc da của bạn, các đồ dùng make up hay dưỡng da có được vệ sinh sạch sẽ hay không. Đồng thời bạn cũng nên xem lại các sản phẩm chăm sóc da, nhất là những sản phẩm mới dùng. Vì trong sản phẩm có thể chứa các chất không phù hợp làm da bạn bị kích ứng và gây nên mụn ẩn dưới da.

Khi đã cải thiện được các tác nhân nói trên mà tình trạng mụn vẫn không thuyên giảm. Bạn nên cải thiện da bị mụn ẩn bằng cách chăm chỉ cấp ẩm cho da, làm sạch da và cải thiện lối sống sinh hoạt hằng ngày. Khi bạn bị căng thẳng sẽ khiến cơ thể sản sinh ra 1 loại hormone có hại cho da. Lượng hormone này càng cao sẽ làm tăng tuyến bã nhờn, khiến nang lông dày hơn và từ đó gây ra mụn ẩn dưới da.

5.Mụn cám 

Đối với các bạn hay thức khuya, làm việc thường xuyên với máy tính và tính chất công việc đòi hỏi phải trang điểm hằng ngày. Thì loại mụn mà bạn hay mắc phải chính là mụn cám. 

Đây là loại mụn có đầu nhỏ li ti, lớp sừng bên ngoài có màu trắng hoặc đen, bên trong có nhân trắng đục. Mụn cám làm da mặt bị sần sùi nhưng không gây sưng tấy hay đau nhức. Mụn thường xuất hiện tại những vùng da tiết nhiều dầu như vùng chữ T. 
Cũng như mụn ẩn, mụn cám không xuất hiện riêng lẻ mà hình thành từng mảng trên da, khiến da mặt không đều màu và bề mặt da không được mềm mại. 

Mụn cám xuất hiện nhiều cũng thể hiện lối sống sinh hoạt không điều độ, cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa nhất là dạ dày hoặc bất thường ở cơ quan sinh sản. Vì vậy, khi thấy sự xuất hiện nhiều của mụn cám, các bạn nữ nên chú ý điều chỉnh trạng thái của mình. Luôn giữ tinh thần thoải mái cộng với chăm vận động và một chế độ ăn uống khoa học chính là chìa khóa để phòng chống tất cả các loại mụn nói chung và mụn cám nói riêng.

6.Mụn đầu đinh 

Mụn đinh râu - loại mụn độc và nguy cơ nguy hiểm cao

Mụn đầu đinh được hình thành trong 3 giai đoạn: đầu tiên là sưng đỏ tiếp theo là mưng mủ và cuối cùng là lành sẹo. Mụn đầu đinh có kích thước mụn to dần, đầu mụn có màu trắng và bên trong hình thành mủ. Khoảng 2-3 ngày sau sẽ cứng lại tạo thành ngòi đen. Và cuối cùng mụn già và khô ngòi, lúc này bạn có thể xử lý bằng cách nặn ngòi và trị thâm vùng da có mụn. Mụn đầu đinh thường xuất hiện ở khu vực quanh miệng, mũi và cằm. 

Mụn đầu đinh được hình thành từ vùng da bị nhiễm trùng và có vết thương hở. Có thể xảy ra khi cạo râu, xăm môi, nặn mụn vô tình tạo ra vết thương nhiễm trùng tạo điều kiện cho mụn đầu đinh phát sinh.

Mụn đầu đinh hay mụn nhọt, loại này không những gây mất thẩm mỹ lại còn đau nhức. Nên nhiều bạn nặn mụn trước khi mụn chưa già. Điều này làm cho tình trạng mụn trở nên nghiêm trong hơn gây nhiễm trùng và lây lan qua các vùng xung quanh. 

Khi gặp mụn đầu đinh, chúng ta nên bình tĩnh xử lý. Để giảm sưng mụn trong giai đoạn đầu, dùng cồn i-ốt nồng độ 1 - 3% chấm lên vết thương bị sưng, cần lặp lại mỗi ngày tầm 3 - 4 lần. Nếu mụn đã khô cồi, nên sử dụng bông y tế hoặc các công cụ nặn mụn đã được làm sạch để nặn mụn. 

Lưu ý, mụn đầu đinh thường xuất hiện xung quanh miệng, nếu xử lý không đúng cách có thể gây ra các bệnh lý như méo miệng, nếu nặng hơn nhiễm trùng có thể gây sốt 39-40 độ nguy hiểm đến sức khỏe và có nguy cơ dẫn đến tử vong.

Công cuộc làm đẹp và dưỡng da chưa bao giờ là dễ dàng, vì vậy để tránh các phiền phức do mụn mang tới, chị em cũng mình nên “chăm chỉ” chăm sóc da đúng cách và tránh các tác nhân hình thành mụn nhé! Chúc các nàng sẽ có một làn da khỏe mạnh và không lo bị mụn nhé!

Thủy Tiên.

Tags : > mụn ẩn mụn bọc mụn cám mụn trứng cá mụn đầu đen mụn đầu đinh
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

TIN NỔI BẬT?

MỪNG SINH NHẬT 10 NĂM NHÃN HÀNG SECRETKEY VIỆT NAM 
MỪNG SINH NHẬT 10 NĂM NHÃN HÀNG SECRETKEY VIỆT NAM 

Với mong muốn gửi lời tri ân đến quý khách hàng tin dùng các sản phẩm của SecretKey,  nhà phân phối độc quyền thương hiệu Secret Key trân trọng triển khai chương trình...

fanpage
zalo